Quảng cáo là một hình thức cơ bản của tiếp thị, một trong những khía cạnh của truyền thông đại chúng, nó góp phần liên quan đến đạt được sự quan tâm đối với doanh nghiệp của bạn, đối với sản phẩm hay dịch vụ mà bạn đang cung cấp.
Trên thực tế, kinh doanh dịch vụ giới thiệu sản phẩm quảng cáo đến công chúng đang được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm, đặc biệt là kinh doanh hộp đèn, bảng hiệu. Vậy để có giấy phép kinh doanh hộp đèn bảng hiệu cần điều kiện gì
Một thương hiệu gây tiếng vang lớn không chỉ phụ thuộc vào chất lượng của dịch vụ hay sản phẩm mà nó còn phụ thuộc khá nhiều vào cách PR, quảng cáo.
Trong đó việc làm hộp đèn bảng hiệu được xem là một trong những bước đầu tiên vì nó chính là “bộ mặt” đại diện của một công ty. Trái với các hình thức quảng cáo mất khá nhiều chi phí như: tivi hay báo giấy, lượng thông tin hay hình ảnh khiến cho người tiêu dùng không thể nhớ được thì quảng cáo bằng bảng hiệu hộp đèn là giải pháp tối ưu bởi giá thành rẻ và sự đa dạng của nó.
Nắm bắt được điều đó, nhiều doanh nghiệp đã thành lập công ty chuyên về kinh doanh dịch vụ quảng cáo bằng bảng hiệu hộp đèn, tuy nhiên việc xin giấy phép kinh doang bảng hiệu hộp đèn không hề đơn giản bởi thủ tục, hồ sơ khá rắc rối và quy trình nhiều bước. Sau đây là điều kiện xin giấy phép kinh doanh hộp đèn bảng hiệu năm 2019:
1. Hồ sơ xin giấy cấp phép kinh doanh hộp đèn bảng hiệu
- Đơn đề nghị xin giấy phép quảng cáo bảng hiệu (theo mẫu)
- Bản sao công chứng hoặc chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao có giá trị về pháp lý và thời hạn sử dụng);
- Mẫu thiết kế biển quảng cáo (maquette) thể hiện cụ thể kích thước, màu sắc có đóng dấu của đơn vị đứng ra đề nghị xin giấy phép quảng cáo bảng hiệu;
- Bản sao công chứng hoặc chứng thực hợp đồng giữa người có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng địa điểm hợp pháp với đơn vị xin giấy phép quảng cáo mà bảng hiệu quảng cáo sẽ đặt tại đó. Người sở hữu địa điểm cần có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Ngoài ra, phía dưới mẫu quảng cáo ngoài trời cần ghi đầy đủ thông tin: tên đơn vị thực hiện giấy phép quảng cáo; …
2. Quy trình xin giấy phép kinh doanh hộp đèn bảng hiệu
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin giấy phép kinh doanh hộp đèn bảng hiệu; doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ tại Sở Văn hóa – Thông tin;
Sở Văn Hóa – Thông tin, Bộ văn hóa thông tin sẽ có trách nhiệm xem xét và giải quyết việc cấp phép quảng cáo hộp đèn bảng hiệu trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Nếu không được cấp phép Sở sẽ thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối cấp phép Sở sẽ thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối cấp phép quảng cáo hộp đèn bảng hiệu
Lệ phí xin cấp phép làm bảng hiệu hộp đèn: Xác định dựa trên diện tích biển quảng cáo (theo Thông tư 64/2008/TT-BTC)
- Hộp đèn, bảng hiệu diện tích từ 40m2 trở lên : 600.000đ/1 giấy phép/1 biển
- Hộp đèn, bảng hiệudiện tích từ 30m2 đến dưới 40m2 : 500.000đ/1 giấy phép/1 biển
- Hộp đèn, bảng hiệu diện tích từ 20m2 đến dưới 30m2 : 400.000đ/1 giấy phép/1 biển
- Hộp đèn, bảng hiệu diện tích từ 10m2 đến dưới 20m2 : 200.000đ/1 giấy phép/1 biển
- Hộp đèn, bảng hiệu diện tích dưới 10m2 : 100.000đ/1 giấy phép/1 biển
3. Thông báo sản phẩm quảng cáo trên hộp đèn, bảng hiệu.
Sau khi đã có giấy xác nhận nội dung quảng cáo (đối với những sản phẩm có yêu cầu) doanh nghiệp phải làm thủ tục thông báo đến cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa đối với việc đặt bảng quảng cáo để đảm bảo phù hợp với quy hoạch, không làm ảnh hưởng đến giao, mỹ quan đô thị.
Hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo trên hộp đèn, bảng hiệu gồm những tài liệu như sau:
- Văn bản thông báo sản phẩm quảng cáo trên hộp đèn, bảng hiệu
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của người kinh doanh dịch vụ quảng cáo hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của người quảng cáo trong trường hợp tự thực hiện quảng cáo.
- Bản sao giấy tờ chứng minh sự hợp chuẩn, hợp quy của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ theo quy định của pháp luật hoặc giấy tờ chứng minh đủ điều kiện để quảng
- Bản sao văn bản về việc tổ chức sự kiện của đơn vị tổ chức trong trường hợp quảng cáo cho sự kiện, chính sách xã hội.
- Ma-két sản phẩm quảng cáo in mầu có chữ ký, đóng dấu (nếu là tổ chức, doanh nghiệp) của người kinh doanh dịch vụ quảng cáo hoặc chữ ký của người quảng cáo trong trường hợp tự thực hiện quảng cáo.
- Văn bản chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng bảng quảng cáo; quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng địa điểm quảng cáo đối với băng-rôn.
- Bản phối cảnh vị trí đặt bảng quảng cáo.
- Bản sao giấy phép xây dựng công trình quảng cáo đối với loại bảng quảng cáo phải có giấy phép xây dựng
Hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng hiệu doanh nghiệp sẽ nộp tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước ngày đặt bảng quảng cáo 5 ngày làm việc.
4. Vấn đề pháp lý liên quan khi thực hiện xin giấy phép kinh doanh hộp đèn, bảng hiệu
Theo quy định Luật Quảng cáo năm 2012, để thực hiện xin giấy phép quảng cáo (kinh doanh hộp đèn, bảng hiệu) tổ chức, doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện sau:
Về hình thức:
Theo quy định tại Điều 18 về Tiếng nói, chữ viết trong quảng cáo thì:
Trong các sản phẩm quảng cáo phải có nội dung thể hiện bằng tiếng Việt, trừ những trường hợp sau:
- a) Nhãn hiệu hàng hoá, khẩu hiệu, thương hiệu, tên riêng bằng tiếng nước ngoài hoặc các từ ngữ đã được quốc tế hoá không thể thay thế bằng tiếng Việt;
- b) Sách, báo, trang thông tin điện tử và các ấn phẩm được phép xuất bản bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài; chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài.
- c) Trong trường hợp sử dụng cả tiếng Việt, tiếng nước ngoài trên cùng một sản phẩm quảng cáo thì khổ chữ nước ngoài không được quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt và phải đặt bên dưới chữ tiếng Việt; khi phát trên đài phát thanh, truyền hình hoặc trên các phương tiện nghe nhìn, phải đọc tiếng Việt trước tiếng nước ngoài.”
Về nội dung:
Theo khoản 1 Điều 34 về Biển hiệu của tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh thì:
Biển hiệu phải có các nội dung sau:
- a) Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có);
- b) Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- c) Địa chỉ, điện thoại”.
Về kích thước:
Theo khoản 3 Điều 34 về Biển hiệu của tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh thì:
Kích thước biển hiệu được quy định như sau:
- a) Đối với biển hiệu ngang thì chiều cao tối đa là 02 mét (m), chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà;
- b) Đối với biển hiệu dọc thì chiều ngang tối đa là 01 mét (m), chiều cao tối đa là 04 mét (m) nhưng không vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu”.