ai được thuê vỉa hè

Ai được thuê lòng đường, vỉa hè tại TP.HCM?

Table of Contents

  1. Ai được thuê lòng đường vỉa hè

    người dân, hoặc cơ quan có chức năng có thể vào phần mềm để kiểm tra thông tin các vị trí lòng đường, hè phố được phép sử dụng, phương án sử dụng, mức phí và phản ánh đến cơ quan quản lý (cấp phép, thu phí) các nội dung liên quan đến hoạt động sử dụng lòng đường, hè phố.

  2. Giá thuê bao nhiêu
    Mức phí được chia theo 2 nhóm: hoạt động trông giữ xe mức phí từ 50.000 – 350.000 đồng/m2/tháng tùy khu vực và các hoạt động khác (trừ hoạt động đỗ xe và trông giữ xe) từ 20.000 – 100.000 đồng tùy khu vực.

    mức thu phí thuê hè phố ở tphcm

  3. Người dân, chủ nhà có mặt tiền có được thu tiền không?

    Không

  4. Các thủ tục cần thiết để được thuê

    Mặc dù hành vi kinh doanh trên vỉa hè là hành vi lấn chiếm vỉa hè và vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, trong một số trường hợp ngoại lệ cụ thể là các trường hợp như buôn bán, sử dụng lòng đường, hè phố là các hành vi thuộc khoản 2 Điều 35 Luật giao thông đường bộ 2008 sửa đổi bổ sung 2020, thì được phép sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố vào mục đích khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng với điều kiện là không được làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông.
    Bên cạnh đó, việc sử dụng lòng đường hè phố cần phải đảm bảo điều kiện theo quy định tại Nghị định 100/2013/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ:
    Thứ nhất, việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố để trông, giữ xe có thu phí cá nhân, tổ chức phải đảm bảo không được gây mất trật tự, an toàn giao thông.
    Thứ hai, về vị trí hè phố, lòng đường được phép sử dụng tạm thời có kết cấu chịu lực phải phù hợp với các trường hợp được phép sử dụng tạm thời và phải đáp ứng đủ các điều kiện:
    + Vị trí sử dụng không thuộc tuyến quốc lộ đi qua đô thị;
    + Về phần lòng đường còn lại dành cho các loại phương tiện thì phải đảm bảo có bề rộng tối thiểu bố trí đủ 02 làn xe cơ giới và 01 làn xe thô sơ cho một chiều đi;
    + Phần hè phố còn lại dành cho người đi bộ có bề rộng phải tối thiểu đạt 1,5 mét.
    Thứ ba, thẩm quyền thuộc về Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng tạm thời hè phố, lòng đường đến năm 2023; quy định thủ tục hành chính về cho phép sử dụng tạm thời hè phố, lòng đường quy định tại Điều này.

 

ai được thuê vỉa hè
ai được thuê vỉa hè

PGS.TS Vũ Anh Tuấn (giám đốc Trung tâm nghiên cứu giao thông vận tải Việt Đức, ĐH Việt Đức):

Thu phí để thay đổi bộ mặt đô thị

Hiện nay tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè ở TP.HCM khó xử lý xuể, trong khi lực lượng trật tự đô thị không thể cứ tuần tra, phạt 24/24 giờ được. 

Cho nên việc thu phí sử dụng tạm, đi kèm các biện pháp quản lý đảm bảo trật tự giao thông là cần thiết.

Tuy nhiên, từ bao lâu nay, người dân đã quen với việc sử dụng lòng đường, vỉa hè miễn phí. Nhiều chủ nhà mặt tiền mặc định phần lòng đường, vỉa hè trước nhà là được thoải mái sử dụng.

Cho nên việc triển khai thu phí cần dựa trên kinh nghiệm quốc tế, thí điểm mô hình thu phí tại một số tuyến, khu vực trước rồi mở rộng để nhận được sự đồng tình lớn từ người dân. 

Qua đó người dân thấy được lợi ích của thu phí sử dụng tạm lòng đường, vỉa hè là lợi ích bền vững, lâu dài. Họ thấu hiểu hơn và cùng chính quyền xây dựng đô thị.

Về thu phí, các nước có nhiều hình thức khác nhau, có nơi quy hoạch từng phân khu kinh doanh, đỗ xe… rồi thu phí hằng tháng. Những nước như Đức, Hà Lan, Bỉ… trả phí theo vị trí, m2 hằng tháng. 

Còn ở Mỹ thì quy định phí lòng đường, vỉa hè do các hộ mặt tiền trả theo năm. Việc sử dụng không được tùy tiện, phải tuân thủ hướng dẫn của chính quyền địa phương. Toàn bộ phí thu để duy tu, bảo dưỡng hạ tầng giao thông.

Ở TP.HCM, chúng ta tổ chức thu phí hợp lý, mọi công tác triển khai có hệ thống, đồng bộ sẽ tạo ra một nguồn quỹ riêng để cải thiện, nâng cấp hạ tầng lòng đường, vỉa hè (mà trước nay chưa hề có).

Nguồn thu từ đây hỗ trợ cho nâng cấp, cải tạo, bố trí các khu vực công cộng… phục vụ người dân, du khách thuận tiện. Ngoài ra trích một phần trong đó hỗ trợ các hình thức giao thông xanh như xe buýt, xe đạp công cộng…

Theo đó, trật tự lòng lề đường tốt lên. TP.HCM thay đổi hoàn toàn bộ mặt đô thị, hình thành văn minh sử dụng không gian công cộng. Điều này gắn liền với mong muốn TP.HCM trở thành đô thị ít xe cá nhân hơn, xe công cộng phát triển.

– Bà Nguyễn Thị Minh Sáu (Ủy ban Mặt trận Tổ quốc phường 17, quận Bình Thạnh):

Đóng phí để mua bán ổn định

Phần lớn người dân rất quan tâm đến việc thu phí sử dụng tạm lòng đường, hè phố bởi nó gắn liền với lợi ích, nguyện vọng và trách nhiệm của người dân. Đây cũng là cơ hội tạo không gian, nguồn lực cho sự phát triển kinh tế – xã hội TP.HCM.

Các vấn đề mà người dân đặt ra đó là về an toàn giao thông đường bộ và mỹ quan đô thị. Thực trạng giao thông đường bộ tại TP.HCM hiện đang bị quá tải về hạ tầng cơ sở. 

Vì thế, nếu triển khai thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố, chính quyền cần tính toán kỹ lưỡng, bám sát thực tế hơn và bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các bên.

Chúng tôi đã khảo sát phỏng vấn nhanh 40 người gồm có: 10 người là doanh nghiệp có các phương tiện ô tô, xe tải, 10 người tham gia đi đường và 20 người kinh doanh có sử dụng lòng đường, hè phố. Họ cho rằng trước khi cho thuê, các bên phải có cam kết rõ ràng.

Trong đó, chính quyền có trách nhiệm dọn dẹp được nạn lấn chiếm tràn lan mới đảm bảo trật tự an toàn giao thông và mỹ quan đô thị. Quan trọng nhất vẫn là đảm bảo lòng đường, vỉa hè cho mục đích giao thông.

Về phía người thuê thì phải tuân thủ quy định chung, kinh doanh và buôn bán đúng phần diện tích đã thuê, không lợi dụng để chiếm luôn dùng vào mục đích khác.

Thực tế nhu cầu sử dụng vỉa hè để kinh doanh là rất lớn. Theo số liệu tính toán của đề án, TP.HCM hiện có khoảng 12 triệu m2 vỉa hè, nếu được tổ chức bài bản sẽ đem về nguồn lợi không nhỏ cho ngân sách. 

Dù vậy, mức phí thu cần tính toán sao cho hợp giá mặt bằng thị trường từng khu vực, hài hòa lợi ích Nhà nước và người dân. Cần phải cụ thể bao gồm nhiều mức khác nhau, tùy từng quận, huyện, vị trí và cả các đối tượng nộp phí, ví dụ như các chợ tự phát, người bán hàng rong… Việc thu phí chính thức về mặt quản lý giúp họ ổn định kinh doanh.

Ai sẽ được thuê?

Sau bao năm chờ đợi, việc đấu giá biển số đẹp đã được thực hiện. Sẽ có thêm nguồn thu ngân sách từ việc đấu giá.

Nhưng điều mọi người quan tâm và trông chờ là muốn thấy sự minh bạch và công bằng từ việc sử dụng kho số đẹp, giảm thiểu các kiểu tiêu cực, lợi ích nhóm liên quan đến việc cấp biển số.

Việc cho thuê lòng đường, vỉa hè ở đô thị cũng vậy. Không gian mặt tiền không phải là “tài sản” của riêng ai. Việc chiếm hữu, khai thác lòng đường và vỉa hè gây bức xúc lâu nay cần được chấm dứt với cách làm khoa học nhất, hợp lý nhất.

Muốn vậy cần có thêm những quy định chặt chẽ hơn về điều kiện cho thuê mặt bằng lòng đường, vỉa hè cũng như giá cho thuê, trách nhiệm của người được thuê và trách nhiệm quản lý của cơ quan chức năng.

Ai sẽ được thuê vỉa hè, lòng đường cũng là chuyện cần tính kỹ, nhất là với những nơi mặt tiền có thể kinh doanh tốt. Có thể chọn cách đấu giá ở những nơi nhiều người muốn thuê, tại sao không?

Không chỉ những người buôn bán hay làm dịch vụ mới có nhu cầu thuê mặt bằng. Thực tế cuộc sống đô thị cho thấy rất nhiều trường hợp người có nhà mặt tiền cũng có nhu cầu sử dụng vỉa hè và cả lòng đường trước nhà cho việc riêng.

Đó là khi nhà có đám tiệc, khi xây sửa nhà… buộc phải dùng mặt bằng trước nhà trong vài tuần, vài ngày hoặc vài giờ. Họ có thể xin phép sử dụng và đóng mức phí hợp lý theo quy định.

Khi được phép dùng mặt bằng và sử dụng đúng diện tích, đúng thời hạn được cho phép thì đỡ lo bị phạt.

Tôi mong TP.HCM nhanh có những quy định liên quan để xúc tiến việc cho thuê vỉa hè, lòng đường. Mọi chuyện sẽ không dễ hài hòa ngay được nhưng có làm sớm mới hoàn thiện sớm, để lâu thêm nữa càng khó làm hơn. Chúng ta đã lỡ dịp hàng chục năm rồi.

Nguồn: tuoitre.vn

Trước băn khoăn của phóng viên về việc người dân (chủ nhà) có được chia khoản phí từ việc cho thuê vỉa hè không

mức thu phí thuê hè phố ở tphcm
mức thu phí thuê hè phố ở tphcm

 ông Đường khẳng định việc thu phí này 100% nộp vào ngân sách nhà nước.

Mức phí được chia theo 2 nhóm: hoạt động trông giữ xe mức phí từ 50.000 – 350.000 đồng/m2/tháng tùy khu vực và các hoạt động khác (trừ hoạt động đỗ xe và trông giữ xe) từ 20.000 – 100.000 đồng tùy khu vực.

Tìm mua xe bán hàng vỉa hè tại tphcm – ĐT: 0912502060

làm xe đẩy bán hàng rong take away ở tphcm
làm xe đẩy bán hàng rong take away ở tphcm

Là công ty Quảng Cáo 10 năm kinh nghiệm

Chúng tôi đưa ra sản phẩm đẹp và hiệu quả truyền thông & thu hút khách hàng phù hợp với nhóm đối tượng khách hàng kinh doanh muốn thu hút, tạo ấn tượng

Xưởng Cơ Khí & Nội Thất

Chúng tôi chủ động được thay đổi thiết kếtheo yêu cầu của khách hàng để hiệu quả và phù hợp…theo đặc thù ngành

Kinh nghiệm trong thi công

Chúng tôi tư vấn được sản phẩm phù hợp cho khách hàng mang lại hiệu quả cao.

Tư vấn – thiết kế – Thi Công.

Chúng tôi mang cho khách hàng 1 dịch vụ tối ưu – cách thi công, tư vấn, chi phí phù hợp

Điện Thoại tư vấn mua xe bán hàng vỉa hè: 0912502060

Mr Sơn

sản xuất posm
sản xuất posm

Trả lời

0568929686
Scroll to Top